Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Chọn lựa pháp thiện

có hai cách:

1.- Chọn lựa pháp thiện loại trừ pháp ác tức là tu tập Định Vô Lậu, mà trong kinh dạy: “Với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy trong khi ấy Trạch Pháp Giác Chi bắt đầu khởi lên”.

Khi Trạch Pháp Giác Chi bắt đầu khởi lên tức là chúng ta biết rất rõ pháp nào thiện và pháp nào ác rất cụ thể, và chúng ta không còn lầm lạc nên diệt trừ các ác pháp và lòng ham muốn của mình rất dễ dàng, tức là đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm.

Người muốn tu Trạch Pháp Giác Chi thì giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự tức là tâm tỉnh giác, ở tâm tỉnh giác đó mà Trạch Pháp Giác chi thì rất hiệu quả, có nghĩa là ngăn ác và diệt ác pháp rất dễ dàng và dùng pháp hướng tâm điều khiển không mấy khó khăn.

Cho nên kinh dạy: “Trong khi ấy Trạch Pháp Giác Chi được tỳ kheo tu tập đi đến viên mãn”, có nghĩa là chúng ta thường tu tập chọn lựa pháp nào thiện và loại trừ pháp nào ác và thường hướng tâm đuổi ác pháp đi thì tâm của chúng ta thanh thản, an lạc, và vô sự, nhờ tâm thanh thản an lạc và vô sự chúng ta cảm thấy sự giải thoát an lạc rất rõ ràng và cụ thể, do đó tự động chúng thích tu tập Trạch Pháp Giác Chi vì tu tập Trạch Pháp Giác Chi có lợi ích thật sự cho cuộc sống của chúng ta.

2.- Chọn lựa câu pháp thiện dùng làm pháp hướng tâm cho đúng đối tượng pháp môn của mình đang tu. Ví dụ: đang tu định Sơ Thiền mà dùng câu pháp hướng tâm “diệt âm thanh hay tịnh chỉ tầm tứ” là không đúng, mà phải dùng câu pháp hướng tâm “Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”.

Sự lựa chọn như vậy gọi là Trạch Pháp Giác Chi. Trạch Pháp Giác Chi là sự chọn lựa một câu pháp để tâm mình huân tập sự giải thoát như ý muốn của mình trong ý nghĩa của câu ấy.

Gợi ý